Hướng dẫn Thủ tục tách Sổ đỏ & Gộp sổ đỏ

Thủ tục tách sổ đỏ và gộp sổ đỏ là một trong những quy trình cần thiết khi liên quan đến đất đai. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình, các thủ tục và chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu. Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ cụ thể về các thủ tục quan trọng theo quy định của pháp luật. Nếu như bạn đang quan tâm, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn. 

Điều kiện cần để tách và gộp sổ đỏ

Để có thể tách hoặc gộp sổ đỏ thì trước tiên đất sẽ được chia thành hai khu vực. Đó là khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 143, 144 của Luật Đất đai năm 2013. 

Sổ đỏ

Đối với đất thuộc khu đô thị: Điều kiện có thể tách, gộp sổ đỏ đó chính là: xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống thuộc quỹ đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đất thuộc khu vực đô thị sẽ cần phải đáp ứng được bố trí đồng bộ, sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng, công trình sự nghiệp, an ninh, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.

Đối với đất nông thôn: Điều kiện tách hoặc gộp sổ đỏ đó là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống nằm trong thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và phù hợp với quy định sử dụng đất. 

Hồ sơ để tách, gộp sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 9, Khoản 11 thuộc Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về các thủ tục tách, gộp sổ đỏ như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa
  • Bản gốc Giấy chứng nhận 
  • Thỏa thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh.
  • Quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
  • Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
  • Văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.
  • Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức.
  • Văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật.

Địa điểm thực hiện nộp hồ sơ tách hoặc gộp sổ đỏ là tại Phòng Tài nguyên và Môi Trường. 

Trình tự thực hiện tách, gộp sổ đỏ

Bước 1: Nộp hồ sơ tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường.

Sở tài nguyên và môi trường
Sở tài nguyên và môi trường

Bước 2: Hồ sơ sẽ được Phòng Tài Nguyên và Môi Trường gửi đến cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính. 

  • Nếu như cần phải trích đo địa chính thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. 
  • Nếu như không cần trích đo địa chính thì trong ngày hoặc ngày hôm sau sẽ nhận được hồ sơ. Nhiệm vụ làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính sẽ do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện và gửi đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường.

Sở Tài Nguyên và Môi Trường sau khi nhận được trích lục bản đồ địa chính không quá 3 ngày, trích sao hồ sơ địa chính sẽ thực hiện thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đó và trình UBND tỉnh ký vào giấy chứng nhận thửa đất đã được tách, gộp mới. 

UBND tỉnh sẽ có trách nhiệm xem xét, ký và gửi giấy chứng nhận cho sở Tài Nguyên và Môi Trường, thời hạn không quá 3 ngày. 

Bước 3: Sau khi nhận được chứng nhận đã ký của UBND tỉnh thì sở Tài Nguyên và Môi Trường sẽ thực hiện:
Gửi giấy chứng nhận thửa đất đã được tách hoặc gộp mới cho người sử dụng đất.

  • Theo Điều 50 tại Khoản 1,2 Luật Đất đai thì sở Tài nguyên và Môi Trường cần phải thực hiện gửi bản lưu giấy chứng nhận đã ký kèm theo bản chính của giấy chứng nhận đã thu hồi. 
  • Thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

Chi phí thuế cần nộp khi tách, gộp sổ đỏ

Mức chi phí để tách hoặc gộp sổ đỏ được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại Điều 4 Khoản 1 của Luật Thuế thu nhập cá nhân cho biết nếu như việc tách, gộp sổ đỏ giữa vợ với chồng, con đẻ với bố mẹ đẻ, con nuôi với bố mẹ nuôi, anh chị em ruột thì là những đối tượng sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. 

Chi phí cần nộp khi tách
Chi phí cần nộp khi tách

Tại Điều 7 Khoản 1 thuộc Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, người thực hiện tách hoặc gộp sổ đỏ sẽ phải nộp lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa. 

Trên đây là những thông tin hướng dẫn thủ tục tách sổ đỏ và gộp sổ đỏ để bạn tham khảo. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, chi tiết và cần thiết nhất. 
 

Chưa có đánh giá

Có thể bạn quan tâm:

Địa Ốc Nhất Việtđất nền Phú Giáođịa ốcđất nền Bình Dươngđất nền Bình Phước

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.